Toàn cảnh khu đất đấu giá tại huyện Hoài Đức (Ảnh: Dương Tâm).
Tại dự án Sơn Đồng Center (xã Sơn Đồng, Hoài Đức) giá các căn shophouse đang được rao bán từ 150 triệu đồng/m2 đến gần 230 triệu đồng/m2. Một căn shophouse rộng 79,5m2 đã được xây dựng 4 tầng tại dự án này nằm ở mặt đường 40m, đang được rao bán với giá 18 tỷ đồng, tương đương 226 triệu đồng/m2.
Tại dự án Khu đô thị Vườn Cam (xã Vân Canh, Hoài Đức), giá rao bán đất để xây biệt thự dao động từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm tiền xây dựng). Một lô đất xây biệt thự đơn lập có diện tích 240m2 đang được rao bán với giá 24 tỷ đồng, tương đương 100 triệu đồng/m2.
Theo dữ liệu từ một đơn vị nghiên cứu thị trường, so với quý I/2023 - thời điểm thị trường bất động sản trầm lắng, đến nay giá đất nền tại huyện Hoài Đức đã tăng 81%, từ mức giá trung bình toàn thị trường là 55 triệu đồng/m2 lên mức 100 triệu đồng/m2.
Anh Nguyễn Quý, môi giới bất động sản tại huyện Hoài Đức, cho biết, trước khi phiên đấu giá hồi tháng 8 tại huyện Hoài Đức diễn ra giá đất đã tăng khoảng 20% so với đầu năm. Sau khi phiên đấu giá kết thúc, giá đất xung quanh tiếp tục tăng nhẹ. Tuy nhiên, từ đó tới nay giá đất và giao dịch tại đây đã chững lại.
"Giá đất tại một số khu vực huyện Hoài Đức đã tăng cao. Do đó, nhà đầu tư tiếp tục nghe ngóng mà chưa xuống tiền ngay thời điểm này. Một số người đã đầu tư cách đây khoảng 2 năm hiện đang có xu hướng chốt lãi và chờ thêm tín hiệu từ thị trường", anh nói.
Chuyên gia: Cần mạnh tay với trường hợp trúng đấu giá nhưng "sang tay" ngay
Bà Phạm Thị Miền, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam, cho rằng, thời gian qua câu chuyện đấu giá đất "nóng" hơn bao giờ hết với các phiên đấu giá được tổ chức xuyên đêm, ghi nhận hàng trăm, thậm chí cả nghìn người chấp nhận chực chờ để tranh suất. Mức giá trúng của các phiên đấu giá cũng cao kỷ lục, ngang ngửa đất dự án đã được đầu tư hạ tầng bài bản.
Nhiều môi giới rao bán chênh các lô đất của phiên đấu giá ngày 19/8 tại huyện Hoài Đức (Ảnh: Dương Tâm).
Đánh giá về các phiên đấu giá đất vừa qua, TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cho rằng, giá đất tại các phiên đấu giá tiếp tục tăng cao bởi nhu cầu về bất động sản lớn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần các sản phẩm đảm bảo về pháp lý, có tiềm năng tăng trưởng rõ ràng như đất đấu giá.
Thực tế, tại các khu vực như Hoài Đức hay Hà Đông, tiềm năng phát triển đô thị cùng với sự phát triển hạ tầng tạo ra kỳ vọng rất lớn cho nhà đầu tư. Rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao để sở hữu các sản phẩm có số lượng không nhiều này, dù mức giá ấy có thể vượt xa giá trị thực tế của lô đất.
Ngoài ra, với kỳ vọng rằng đất đai sẽ tiếp tục tăng giá trong tương lai, những người mua có thể chấp nhận mức giá cao hơn rất nhiều so với định giá thông thường.
Theo ông, một nguyên nhân quan trọng khác khiến mức giá đấu trúng tăng cao là các hành vi trả giá cao hơn rồi bỏ tiền đặt cọc. Thậm chí, một số người sẵn sàng bất chấp rủi ro, hoàn thành nghĩa vụ trong cuộc đấu giá để hợp thức hóa mức giá trúng với mục đích "thổi giá", tạo mặt bằng giá "ảo" để làm căn cứ để đẩy mức giá của các lô đất có liên quan nhằm trục lợi.
Để đảm bảo quá trình đấu giá giảm thiểu tối đa các trường hợp đầu cơ, thổi giá, ông Đính cho rằng, các đơn vị tổ chức đấu giá cần rà soát chặt chẽ, đảm bảo mọi quy trình, thủ tục đấu giá tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần theo sát từng động thái của các cuộc đấu giá để có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu "bất ổn". Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có biện pháp mạnh tay hơn với các trường hợp trúng đấu giá nhưng "sang tay" ngay trong thời gian ngắn.
" alt=""/>Giá đất huyện Hoài Đức ra sao trước thềm đấu giá 52 lô?Cần Giờ có đường bờ biển dài với những cánh rừng ngập mặn xanh mướt, nhiều hải sản tươi ngon là địa điểm du lịch được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm và trải nghiệm vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn)
Ngoài các hoạt động hòa mình vào thiên nhiên, du khách tới Cần Giờ còn có cơ hội thưởng thức nhiều món ngon chế biến từ hải sản vô cùng hấp dẫn như khô cá đù, khô cá dứa, hàu nướng, xoài cát Hòa Lộc, tôm sắt, cá thòi lòi trộn gỏi, dừa nước Cần Giờ…
Vườn Quốc gia Cát Tiên
Cách trung tâm TP.HCM khoảng 150 km, Vườn Quốc gia Cát Tiên trải dài trên 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước với diện tích rộng hơn 80.000 ha, được bao quanh bởi 90 km sông Đồng Nai. Đây là một trong những vườn quốc gia có hệ động vật đa dạng, phong phú với 1.529 loài, trong đó có nhiều loài động vật quý hiếm như tê giác Java, hổ, báo đốm, gấu trúc, hươu vàng và vẹt cánh cụt,...
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Vườn Quốc gia Cát Tiên là địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng, thu hút du khách ở nhiều độ tuổi tới tham quan và trải nghiệm (Ảnh: Anh Trâm Trần)
Không chỉ được tìm hiểu, khám phá về cuộc sống tự nhiên của các loài động vật hoang dã, du khách tới đây còn có thể tham gia các hoạt động trải nghiệm hấp dẫn như trekking mạo hiểm, đạp xe, chèo thuyền,... Tuy nhiên, du khách cần lưu ý không xả rác bừa bãi, không khắc, vẽ bậy lên cây rừng và giữ yên lặng để không làm ảnh hưởng đến đời sống hoang dã của các loài động vật.
Vườn cò Thủ Ðức
Nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20km, vườn cò Thủ Đức thuộc Ấp Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn, được nhiều du khách lựa chọn làm chốn dừng chân, thư giãn, "né" cảnh đông đúc trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay. Đây là nơi trú ngụ thường xuyên của hàng ngàn con cò, tạo khung cảnh thiên nhiên sinh động, hấp dẫn từ người lớn tới trẻ em đến tham quan.
Đến vườn cò Thủ Đức, du khách vừa được tận hưởng bầu không khí yên bình, trong lành, vừa có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt đẹp khi hoàng hôn buông xuống. Thời điểm này, những đàn cò trắng lần lượt bay về tổ, tạo nên cảnh tượng vô cùng lạ mắt. Đặc biệt, khoảng từ tháng 9 đến tháng 4 hàng năm, đàn cò ở đây xuất hiện với số lượng lớn lên tới 2000 con.
Để có những trải nghiệm thú vị tại vườn cò, du khách tới đây có thể thuê đò ra giữa lòng sông với chi phí khoảng 80.000 đồng/giờ hoặc nằm đung đưa trên những chiếc võng, ngắm nhìn phong cảnh tuyệt đẹp và giải khát bằng những trái dừa tươi ướp lạnh, thanh mát.
Phan Đậu
" alt=""/>3 điểm đến lý tưởng 'vừa vui vừa rẻ' ở TP.HCM dịp lễ Quốc khánh 2/9Là sự khẳng định cam kết đồng hành của Bộ TT&TT và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, hội nghị lần này tập trung cung cấp tới các doanh nghiệp công nghệ số trong nước những thông tin tổng hợp về tình hình và thị trường thế giới cùng những phân tích, đánh giá về tiềm năng, cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam.
Thông tin tới các doanh nghiệp, tổ chức dự hội nghị ngày 26/3, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, năm nay Bộ TT&TT tiếp tục tập trung triển khai hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mở rộng thị trường, khai thác các cơ hội đầu tư, kinh doanh ở các nước trên thế giới. Chương trình gồm các hội nghị, diễn đàn ở trong và ngoài nước, tổ chức các gian hàng tại những triển lãm hàng đầu thế giới về ICT và công nghệ số.
Ở góc độ của đơn vị được Bộ TT&TT giao trách nhiệm thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp vươn ra thị trường toàn cầu, bên cạnh việc điểm ra các lĩnh vực mà doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có ưu thế, tiềm năng phát triển tại thị trường ngoại, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp ICT Nguyễn Thanh Tuyên cũng tổng hợp 7 bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp Việt đã thành công tại thị trường Nhật Bản.
Tiền đề quan trọng để doanh nghiệp tự tin ra thế giới
Chia sẻ tại hội nghị, Thứ trưởng Phan Tâm cho rằng, cùng với sự phát triển của kinh tế số và xã hội số trên toàn cầu, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác với đối tác ở các nước trên thế giới.
Đánh giá việc hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số vươn ra thị trường quốc tế là chủ trương đúng đắn, ông Đặng Khánh Linh, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế (Bộ Ngoại giao) cho biết: “Miếng bánh”, cơ hội ở thị trường nước ngoài còn rất nhiều. Có thể kể đến một số cơ hội cho doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tại thị trường quốc tế như: Các nước đều có chính sách cho chuyển đổi số và đầu tư cho công nghệ, hợp tác số được nâng tầm, nâng cấp trong quan hệ với các nước và các hoạt động đối ngoại; hay cụ thể như Ấn Độ đang có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực...
Đại diện các cơ quan chuyên môn của 4 bộ: TT&TT, Ngoại giao, KH&ĐT, Công Thương đều thống nhất rằng, để phát triển thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư ra nước ngoài, bên cạnh những thuận lợi, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro. Do vậy, việc hiểu về thị trường, về năng lực và thế mạnh của mình là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp có những bước đi chắc chắn, tự tin ra thế giới.
Cũng vì thế, phần lớn thời gian của hội nghị lần này đã được dành cho đại diện các cơ quan thương mại và đầu tư của Australia, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Vương quốc Anh, châu Âu chia sẻ, cập nhật thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam về nhu cầu thị trường, các quy định, và đặc biệt là các chính sách khuyến khích và ưu đãi, thu hút đầu tư.
Theo chia sẻ của bà Eunjung Han, Phó Chủ tịch Tiểu ban Kỹ thuật số của EuroCham, Liên minh Châu Âu sẽ tăng cường hỗ trợ cho chuyển đổi kỹ thuật số trong những năm tới, thể hiện qua đề xuất gần đây cho chương trình “Châu Âu kỹ thuật số” dự kiến kéo dài đến năm 2027.
Là chương trình tài trợ đầu tiên chỉ dành riêng cho hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số ở châu Âu, “Châu Âu kỹ thuật số” cung cấp nguồn tài trợ chiến lược, hỗ trợ các dự án trong 5 lĩnh vực, năng lực chính gồm: Siêu máy tính, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, kỹ năng kỹ thuật số tiên tiến và đảm bảo sử dụng rộng rãi các công nghệ kỹ thuật số trong nền kinh tế xã hội.
Bà Eunjung Han cũng lưu ý, khi doanh nghiệp Việt Nam tìm cách mở rộng hoạt động sang châu Âu, điều cần thiết là phải nắm bắt được khung pháp lý quản lý đầu tư và các chương trình ưu đãi được thiết kế nhằm tạo điều kiện cho nước ngoài tham gia vào nền kinh tế Liên minh châu Âu.
Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), ông Takeo Nakajima cho biết, thị trường Nhật đã có nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam thâm nhập, trong đó thành công hơn cả là FPT. “Để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, Chính phủ Nhật Bản không cung cấp các hỗ trợ về tài chính, thuế. Tuy nhiên, chúng tôi cung cấp nhiều hỗ trợ mềm, ví dụ các hoạt động liên quan đến đăng ký, kết nối kinh doanh, tư vấn hỗ trợ về mô hình kinh doanh, hoặc hỗ trợ các hoạt động và chương trình R&D”, ông Takeo Nakajima thông tin.
“Những nội dung được các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước chia sẻ tại hội nghị sẽ giúp các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có thêm dữ liệu, sở cứ để xem xét, đánh giá và đưa ra các quyết sách, có thêm tự tin để có các kế hoạch, mục tiêu mới trên con đường chinh phục và phát triển thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trên toàn cầu”,đại diện Bộ TT&TT nhận định.
Khép lại năm 2023, thống kê cho thấy, 1.500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng hơn 7% so với năm 2022. Tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài ước đạt 7,5 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2022. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), trong hơn 200 dự án đầu tư ra nước ngoài lĩnh vực TT&TT, các dự án viễn thông có quy mô lớn hơn và tập trung ở các nước châu Phi; các dự án CNTT có quy mô nhỏ, tập trung ở Singapore, Mỹ, Nhật Bản. |